Bỏ phố về quê lập nghiệp đang trở thành xu hướng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Một trong những mô hình kinh doanh đem đến nhiều lợi nhuận được nhiều người hướng đến chính là mở cửa hàng sữa. Nhu cầu về sữa ngày càng tăng trong khi mô hình này chưa quá nổi bật tại các vùng nông thôn. Vì vậy mà rất nhiều chủ cửa hàng đã thu về cho mình hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi tháng nhờ mô hình đắt khách này. Nếu như bạn đang có ý định muốn mở một cửa hàng sữa ở nông thôn thì bài viết này là dành cho bạn.
1. Có nên mở cửa hàng sữa ở nông thôn không?
Nếu như bạn đã chán với khói bụi của thành phố và muốn lập nghiệp tại quê hương thì đây sẽ là ý tưởng không tồi. Và nếu như bạn đang sống tại một vùng nông thôn và nhìn thấy cơ hội kinh doanh này thì đừng chần chừ mà hãy bắt tay vào thực hiện nó luôn thôi.
Nếu như bạn chưa nắm bắt được tình hình kinh tế tại địa phương thì hãy tích cực tìm hiểu qua việc quan sát và hỏi thăm người dân địa phương nhé. Hầu hết hiện nay các vùng nông thôn đều có nền kinh tế phát triển tốt. Chắc bạn cũng đã ít nhất một lần từng nghe đến những vụ sốt đất ở nông thôn. Các nhà đầu tư đã dần hướng về những vùng ngoại đô và các vùng nông thôn đang phát triển. Vì thế mà không có lý do gì mà bạn bỏ qua ý tưởng tuyệt vời này.
2. Mở cửa hàng sữa ở nông thôn cần bao nhiêu vốn?
TVV Việt Nam đã từng chia sẻ về vốn để mở một cửa hàng sữa, đại lý sữa qua bài Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn rất chi tiết. Dù là mở cửa hàng sữa ở nông thôn hay thành phố thì những khoản đầu tư bạn cần phải bỏ ra đều bao gồm:
Chi phí thuê mặt bằng
Nếu bạn đã có sẵn một vị trí mặt bằng tốt ở quê nhà thì đó là điều không còn gì tuyệt vời hơn. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản không hề nhỏ vào việc thuê mặt bằng. Còn nếu không thì bạn sẽ cần tìm cho mình một vị trí kinh doanh mặt đường và đông dân cư xung quanh. Mở một cửa hàng sữa tầm trung thì bạn chỉ cần một mặt bằng 25-30m2 là đủ. Giá thuê ở nông thôn có thể giao động từ 5-10 triệu một tháng.
Một kinh nghiệm mà TVV Việt Nam thấy được rằng khi thuê mặt bằng ở quê người dân rất thân thiện. Thay vì bắt buộc phải trả một lần 6 tháng đến 1 năm như ở trên thành phố thì ở nông thôn, người dân sẽ cho mình được thuê lâu dài và chỉ cần cọc 1 tháng và trả 1 tháng một. Như vậy thì bạn sẽ chủ động được việc sử dụng vốn hơn.
Chi phí sắm sửa cho cửa hàng
Bạn có hình dung ra mình cần phải mua sắm những gì để trưng bày tại cửa hàng sữa của mình không? Sẽ có rất nhiều thứ phải chuẩn bị, TVV sẽ chỉ nêu ra những vật dụng quan trọng nhất cần phải sắm sửa.
Kệ trưng bày hàng hóa
Với một mặt bằng tầm 25-30m2 thì bạn có thể trưng bày được 4-5 kệ sữa cao 3-4 tầng. Bạn không cần phải bày hết toàn bộ hàng hóa, chỉ cần để mỗi loại sữa một lượng nhất định, sau khi bán gần hết lại trưng bày ra. Để tiết kiệm chi phí chúng ta nên liên hệ đến những nơi cần thanh lý kệ để được giá ưu đãi, hoặc đặt làm kệ sữa tại các xưởng. Chi phí mua kệ sẽ giao động từ 8-15 triệu đồng.
Kệ bán hàng
Đây là khu vực không chiếm quá nhiều diện tích. Hãy sắm cho mình một chiếc kệ vừa đủ để bạn và nhân viên ( nếu có ) đứng thu ngân và trông cửa hàng. Giá của kệ thu ngân có thể giao động từ 1-3 triệu.
Máy in hóa đơn và máy thanh toán
Để chuyên nghiệp hơn thì bạn cũng cần phải sắm một bộ máy in hóa đơn và máy quẹt thẻ thanh toán. Vì bây giờ ở nông thôn mọi người cũng đã quen với điều này. Giá giao động cho 1 bộ rơi vào 3-5 triệu.
Phần mềm quản lý bán hàng
Thay vì quản lý truyền thống thì hiện nay đã có những phần mềm quản lý tài chính cực kì dễ dùng, bạn có thể kiểm soát hàng hóa cũng như tính thu chi lợi nhuận một cách dễ dàng. Bạn có thể tham khảo các phần mềm bán hàng như Sapo, Kiotviet,… Bạn sẽ phải chi trả gói theo 3 – 6 tháng một, dao động 600.000đ đến 1.200.000đ.
Chi phí cho lần nhập hàng đầu tiên:
Giao động từ 50-100 triệu tùy vào số lượng. Bạn không nên nhập quá nhiều mà nhập ít một để đánh giá nhu cầu của thị trường.
Chi phí làm giấy phép kinh doanh: Đừng quên chuẩn bị những thủ tục pháp lý đầy đủ để bắt đầu mở cửa hàng sữa nhé.
Vốn lưu động
Hãy tính toán và để ra một khoản vốn lưu động ít nhất 50-100 triệu đồng để dự phòng cho những tháng đầu kinh doanh nhé.
3. Những lưu ý khi mở cửa hàng sữa ở nông thôn
Nếu như bạn đang sinh sống và làm việc tại thành phố thì khi quyết định về quê khởi nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý trước sự bàn tán của nhiều người, kể cả gia đình và họ hàng.
Kinh doanh cửa hàng sữa, đại lý sữa ở quê bạn cần lên kế hoạch tạo dựng mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh. Như vậy thì bất cứ ai cũng sẽ biết đến cửa hàng của bạn và tìm đến mua hàng khi có nhu cầu.