Thủ tục mở đại lý kinh doanh sữa A-Z

Th5 17,2023
Tác giả: TVV Việt Nam

Thị trường sữa những năm gần đây đã có sự tăng trưởng mạnh, nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng cao. Các cửa hàng sữa, siêu thị sữa bỉm mọc lên ngày càng nhiều. Theo Euromonitor, ngành sữa Việt Nam ước tính đạt 135.000 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 8,3% so với cùng kỳ. Nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành hàng sữa chua và sữa uống tăng. Vì vậy mà đây vẫn là thị trường kinh doanh màu mỡ cho các hộ kinh doanh và nhà đầu tư. Và nếu bạn đang có ý định mở cho mình một cửa hàng kinh doanh sữa dù ở nông thôn hay thành phố thì bạn cũng cần phải đọc hết bài viết này để nắm bắt được tất cả những thủ tục cần chuẩn bị để mở đại lý sữa, siêu thị sữa đúng quy định pháp luật

1. Điều kiện để mở đại lý sữa

Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm, mô hình kinh doanh ngành hàng sữa bỉm là loại kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, để mở được cửa hàng sữa cho mình thì trước hết bạn phải chuẩn bị đầy đủ những điều kiện sau:

* Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm:

Đối với mặt hàng kinh doanh là sữa đóng gói: Không cần bảo quản đặc biệt, không cần yêu cầu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với mặt hàng kinh doanh là sữa bổ sung vi chất, sữa công thức: Phải có chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y Tế cấp.

Đối với mặt hàng kinh doanh là sữa chế biến: Phải có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Công Thương cấp.

* Khi có sự kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền cần:

  • Tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh quy định điều tra.
  • Cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh sữa trực tiếp tham gia hoặc ủy quyền cho người đại diện cùng cơ quan quản lý thị trường kiểm tra
  • Cung cấp kịp thời giấy tờ, sổ sách, tài liệu, chứng từ liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các giấy tờ, tài liệu, chứng từ, sổ sách này.
  • Khi phát hiện ra sai phạm phải hợp tác cùng các đơn vị có liên quan điều tra làm rõ, giải trình đầy đủ mọi thông tin một cách xác thực nhất.
  • Tuyệt đối chấp hành khi có quy định tạm thu giữ tài sản để điều tra, không được có hành vi mất bình tĩnh lớn tiếng, hay tác động vật lý đến những cán bộ có thẩm quyền xử lý
  • Cần có thái độ hợp tác minh bạch để điều tra làm rõ những sai phạm trong kinh doanh, không trì hoãn, hối lộ, chống đối hay có những hành vi đe dọa bất hợp tác với cơ quan điều tra

Vì vậy để thuận lợi trong hoạt động kinh doanh thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết trước mở cửa hàng sữa để tránh những lỗi phát sinh trong quá trình cơ quan thị trường điều tra.

Thu-Tuc-Mo-Dai-Ly-Kinh-Doanh-Sua-Tu-A-Z

2. Chuẩn bị thủ tục để mở cửa hàng sữa

Dù bạn muốn kinh doanh sữa ở mô hình cửa hàng nhỏ lẻ, đại lý, hay siêu thị thì bạn cũng phải đăng ký giấy phép hộ kinh doanh cá thể.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở cửa hàng, đại lý kinh doanh sữa.

Những giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị bao gồm:

Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Những thông tin bạn cần cung cấp bao gồm: ngành nghề đăng ký kinh doanh; tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh; tên hộ kinh doanh; địa chỉ mở cửa hàng; số vốn kinh doanh; Địa chỉ cư trú của đại diện hộ kinh doanh và chữ ký của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.

Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu bản sao của chủ cửa hàng hoặc người đại diện pháp lý được ủy quyền.

Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập

Giấy tờ quyền sử dụng đất bản sao hoặc hợp đồng thuê nhà

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể lên UBND quận, huyện nơi đăng mở cửa hàng kinh doanh

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, bạn sẽ phải nộp lệ phí làm giấy tờ.

Nếu hồ sơ không đủ tiêu chuẩn, cơ quan sẽ yêu cầu bạn phải bổ sung đầy đủ rồi mới tiến hành thẩm định, duyệt hồ sơ

Cac-Thu-Tuc-Mo-Cua-Hang-Sua-Ban-Can-Nam-Duoc

Bước 3: Chờ nhận giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể 

Thời gian xử lý hồ sơ có thể kéo dài từ 4-5 ngày, nếu như sau 5 ngày bạn vẫn chưa nhận được giấy phép kinh doanh và không nhận được thông báo cần phải sửa đổi hay chuẩn bị thêm hồ sơ giấy tờ thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại xem xét hồ sơ.

Bước 4: Xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh thì bạn sẽ tiến hành xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Những giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

– Đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu);

– Bản sao công chứng Giấy CN đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh.

– Thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cửa hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cửa hàng và người kinh doanh thực phẩm.

3. Lưu ý khi mở đại lý sữa

Bên cạnh việc phải chuẩn bị giấy tờ đầy đủ thì trước khi mở cửa hàng sữa, đại lý, siêu thị sữa , bạn phải xây dựng một kế hoạch kinh doanh chi tiết từ 6 tháng đến 1 năm. Sẽ có rất nhiều vấn đề xoay quanh công việc kinh doanh của bạn. Vốn kinh doanh, mặt bằng kinh doanh, tìm kiếm nguồn hàng ở đâu, làm sao để bán được hàng hay xử lý như nào khi hàng tồn quá nhiều. Nếu không tìm hiểu và lên kế hoạch cụ thể thì bạn sẽ gặp nhiều vấn đề trong quá trình kinh doanh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *